Phân biệt Carbon Credit và Carbon Offset, chiến lược phát triển bền vững

carbon-credit-va-carbon-offset

Carbon Credit và Carbon Offset là hai thuật ngữ thường được sử dụng trong các nội dung liên quan đến “Tín chỉ Carbon”. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này có những khác biệt quan trọng mà các doanh nghiệp và tổ chức cần hiểu rõ để có cái nhìn tổng quan về thị trường mới mẻ này. Vậy chi tiết như thế nào? Mời quý vị cùng xem qua bài viết dưới đây!

Giới thiệu chung về Carbon Credit và Carbon Offset

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các công cụ như Carbon Credit và Carbon Offset đang trở thành những yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Đây không chỉ là những cơ chế tài chính giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định về môi trường mà còn là cách để doanh nghiệp thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội.

Carbon Credit

Carbon Credit là một loại giấy phép phát thải cho phép một doanh nghiệp xả ra một lượng khí nhà kính nhất định trong một kỳ hạn cụ thể. Thường được cấp bởi các chính phủ hoặc tổ chức quốc tế thông qua các chương trình “cap-and-trade” (hạn mức và giao dịch). Carbon Credit giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Carbon Offset

Carbon Offset là các chứng chỉ được tạo ra khi một đơn vị hoặc dự án giảm thiểu hoặc loại bỏ phát thải khí nhà kính khỏi khí quyển. Carbon Offset thường được các doanh nghiệp mua bán tự nguyện để bù đắp phần phát thải của mình. Đây là một cách để doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội và góp phần vào bảo vệ môi trường.

Các dạng tín chỉ carbonCác dạng tín chỉ carbon đang ngày càng được quan tâm

Việc hiểu rõ và áp dụng đúng Carbon Credit và Carbon Offset không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định quốc tế mà còn góp phần vào bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Các doanh nghiệp và tổ chức cần nắm vững các khái niệm này để có thể tham gia hiệu quả vào thị trường tín chỉ carbon, đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội của mình trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Phân biệt Carbon Credit và Carbon Offset

Cơ chế hoạt động của Carbon Credit: Còn được gọi là “carbon allowances”, Carbon Credit hoạt động như một giấy phép phát thải. Khi một doanh nghiệp mua Carbon Credit, họ được phép phát thải một tấn CO2 hoặc lượng khí nhà kính tương đương. Carbon Credit thường được cấp bởi các chính phủ quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế như một phần của chương trình cap-and-trade. Trong chương trình này, một hạn mức phát thải (cap) được xác định và các doanh nghiệp phải mua các tín chỉ để phát thải trong giới hạn đó. Nếu doanh nghiệp không sử dụng hết tín chỉ của mình, họ có thể bán lại trên thị trường.

Cơ chế hoạt động của Carbon Offset: Trái ngược với Carbon Credit, Carbon Offset là một cơ chế tự nguyện hơn. Carbon Offset thường được tạo ra bởi các dự án giảm phát thải như năng lượng tái tạo, trồng rừng, hoặc các dự án thu giữ carbon. Khi một doanh nghiệp mua Carbon Offset, họ không chỉ giảm lượng phát thải khí nhà kính của mình mà còn góp phần vào các dự án có lợi cho môi trường.

carbon credit và carbon offsetTóm tắt sự khác nhau giữa carbon credit và carbon offset

Thị trường Carbon hiện nay

Thị trường tuân thủ (compliance market): Đây là các thị trường theo các quy định của chính phủ hoặc các tổ chức liên quốc gia. Các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các hạn mức phát thải được đặt ra và mua Carbon Credit để đáp ứng các yêu cầu này. Ví dụ, chương trình cap-and-trade của California và Hệ thống giao dịch phát thải của Liên minh châu Âu (EU ETS).

Thị trường tự nguyện (voluntary market): Đây là thị trường nơi các doanh nghiệp và cá nhân mua Carbon Offset để bù đắp lượng phát thải của họ mà không có yêu cầu pháp lý. Thị trường này thường thu hút các tổ chức và doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội cao và muốn thể hiện cam kết bảo vệ môi trường.

Hiện tại, hai thị trường này có thể phát triển một cách hài hòa. Các cơ quan ban ngành sẽ quy định mức hạn ngạch phát thải cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ tuân thủ mức hạn ngạch này theo hai hướng: giảm thiểu phát thải và mua thêm hạn ngạch từ các công ty có mức phát thải dưới mức cho phép (thị trường bắt buộc). Trong trường hợp đã triển khai các giải pháp giảm phát thải cũng như trao đổi hạn ngạch mà vẫn chưa đáp ứng được mức phát thải cho phép, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc giao dịch tín chỉ carbon tại thị trường tự nguyện.

carbon credit và carbon offsetHướng tiếp cận hài hòa 2 thị trường tín chỉ carbon

Cơ hội và thách thức trong các thị trường Carbon

Lợi ích của việc tham gia thị trường Carbon: Tham gia vào các thị trường Carbon mang lại nhiều lợi ích như cải thiện uy tín và hình ảnh doanh nghiệp, thu hút đầu tư và giảm thiểu rủi ro môi trường. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các tín chỉ Carbon để tuân thủ các quy định pháp lý và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) nhờ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) cũng như tăng cường lưu trữ carbon thông qua việc trồng và tái tạo rừng. Đây là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán dựa trên kết quả giảm phát thải từ Quỹ Đối tác Carbon Lâm nghiệp (FCPF) của Ngân hàng Thế giới.

Thách thức và hạn chế: Một số thách thức bao gồm việc đa dạng hóa và quản lý các dự án giảm phát thải, chi phí giao dịch cao và tuân thủ các chuẩn mực nghiêm ngặt. Đồng thời, phần xác định được phương pháp luận phù hợp để kiểm kê cho từng loại hoạt động phát thải tương ứng mà được chấp nhận bởi các tổ chức quốc tế, cũng như kiểm kê lại lượng khí thải giảm đi từ các giải pháp, sáng kiến giảm phát thải. Ngoài ra, khi các thuật ngữ chuyên môn là chuyển ngữ, dẫn đến sự khác biệt trong cách hiểu của từng bên.