Đại diện Vũ Phong Energy Group đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

the-draft-electricity-law-amended

Vừa qua, ông Phạm Đăng An – Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group, Giám đốc VP Carbon đã tham dự và đóng góp ý kiến tham luận tại hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Sự kiện được tổ chức vào chiều 06/09/2024 tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của nhiều đại biểu, bao gồm các chuyên gia, nhà quản lý, và đại diện doanh nghiệp trong ngành năng lượng. Tại đây, mọi người đã nhiều ý kiến đóng góp cũng như các thảo luận thực tiễn và cần thiết cho việc sửa đổi Luật Điện lực trên nhiều góc độ khác nhau.

Hội thảo được tổ chức với mục tiêu thu thập ý kiến đóng góp từ các chuyên gia và doanh nghiệp, nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), phục vụ cho công cuộc chuyển đổi năng lượng bền vững tại Việt Nam. Các đại biểu tại hội thảo đều cho rằng, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về đổi mới cơ chế, chính sách nhằm xây dựng thị trường điện, năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hóa hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh; áp dụng giá thị trường với các loại hình năng lượng; thúc đẩy đầu tư, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác; luật hóa việc điều hành giá điện…

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đang hướng tới việc tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ hơn cho lĩnh vực điện lực, đồng thời mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp năng lượng tái tạo. Một trong những điểm nhấn của hội thảo là việc đề xuất những cơ chế mới về đấu giá điện, thiết lập khung pháp lý cho hoạt động mua bán điện giữa các doanh nghiệp tư nhân, và chính sách phân bổ vốn đầu tư cho hạ tầng lưới điện. Những điều chỉnh này nhằm giải quyết các vấn đề về kết nối giữa nguồn điện tái tạo và lưới điện quốc gia, vốn đang là một thách thức lớn đối với các dự án năng lượng mặt trời và gió.

 dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) Hội thảo có sự tham gia của nhiều bên tổ chức uy tín, chuyên gia, và các doanh nghiệp có liên quan.

Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ quan điểm từ nhiều góc độ khác nhau về tính khả thi của các quy định mới trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi). Đại diện từ nhiều bên bao gồm các doanh nghiệp lớn trong ngành, các tổ chức quốc tế và chuyên gia độc lập đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một cơ chế thị trường hợp lý, tạo điều kiện cho việc đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo có thể mang lại lợi nhuận và phát triển bền vững.

Là đại diện của Vũ Phong Energy Group, một doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam, ông Phạm Đăng An đã trình bày một số góc nhìn và ý kiến tham luận tại hội thảo liên quan tới việc đầu tư và phát triển dự án năng lượng tái tạo.

Bao gồm như các cơ quan ban ngành gần đây đã có những đề nghị quan trọng khi đưa ra định nghĩa và quy định cụ thể về điện mặt trời tự sản tự tiêu. Cụ thể, điện tự sản tự tiêu là điện được sản xuất và tiêu thụ bởi cùng một tổ chức hoặc cá nhân để phục vụ nhu cầu tại chỗ, với lượng điện dư phát lên lưới không vượt quá 20% công suất lắp đặt tại miền Bắc và 10% tại miền Nam. Quy định này tạo cơ sở pháp lý vững chắc và mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu 100% sử dụng năng lượng tái tạo. Khi kết hợp với chứng chỉ năng lượng tái tạo (I-RECs) để đáp ứng được mục tiêu kể trên và đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và bền vững theo Đạo luật Cạnh tranh sạch (Clean Competition Act) của Mỹ hay Cơ chế biên giới carbon (Carbon Border Adjustment Mechanism) của EU.

Đồng thời, việc chi tiết hoá các quy định như thủ tục đấu nối, tiêu chuẩn an toàn và phòng cháy, chữa cháy là rất cần thiết, góp phần bảo đảm an toàn cho hệ thống điện quốc gia và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, đồng thời giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi ích từ các dự án năng lượng tái tạo.

 dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) Ông Phạm Đăng An – Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vũ Phong Energy tham gia đóng góp ý kiến tại hội thảo. (Nguồn ảnh: Báo Công Thương)

Kết luận tại hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi nêu rõ, những ý kiến thảo luận, chia sẻ về giá điện, thị trường điện, hợp đồng mua bán điện, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, các chế tài để việc thực thi luật thực sự có hiệu quả… của các đại biểu là đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đặc biệt là các doanh nghiệp – đối tượng trực tiếp chịu tác động của những chính sách trong dự thảo Luật là nguồn thông tin, tư liệu cho Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cơ quan chủ trì thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi) xây dựng báo cáo thẩm tra gửi xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 vào, dự kiến vào tháng 10 tới đây.

Vũ Phong Energy Group

Xem bài viết tiếng Anh