Để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần chú trọng khía cạnh môi trường trong ESG. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp mà doanh nghiệp có thể thực hiện để bảo vệ môi trường.
Vì sao khía cạnh môi trường (Environment) thường được tập trung thực hiện tại các doanh nghiệp?
ESG (Environmental, Social, and Governance) là bộ tiêu chuẩn giúp đo lường sự bền vững và tác động xã hội của một doanh nghiệp. Trong đó, khía cạnh E (môi trường) thường được các doanh nghiệp thực hiện tiên phong vì nhiều lý do.
Thứ nhất, khía cạnh môi trường trong ESG có tác động trực tiếp đến hệ sinh thái toàn cầu và sự tồn tại của con người. Bảo vệ môi trường không chỉ giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực lên khí hậu, nguồn nước và đa dạng sinh học mà còn đảm bảo môi trường sống lành mạnh cho các thế hệ tương lai.
Tiếp đến, vì đây là khía cạnh có khả năng được triển khai nhanh chóng và dễ dàng đo lường minh bạch. Các biện pháp như tối ưu hóa năng lượng, chuyển đổi sử dụng hệ thống điện mặt trời và mua bán chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) đều là những giải pháp khả thi và minh bạch.
- Tối Ưu Hóa Năng Lượng: Bằng cách cải thiện hiệu suất năng lượng trong các quy trình sản xuất và hoạt động hàng ngày, doanh nghiệp không chỉ giảm được lượng khí thải carbon mà còn tiết kiệm chi phí. Các biện pháp này có thể bao gồm việc nâng cấp thiết bị, tối ưu hóa hệ thống HVAC, và sử dụng công nghệ LED.
- Chuyển Đổi Sử Dụng Hệ Thống Điện Mặt Trời: Việc lắp đặt các tấm pin mặt trời giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn năng lượng sạch và bền vững. Điều này không chỉ giảm thiểu tác động môi trường mà còn giảm chi phí điện năng trong dài hạn. Nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã thành công trong việc chuyển đổi sang năng lượng mặt trời, góp phần vào việc giảm thiểu lượng khí thải nhà kính.
- Mua Bán Chứng Chỉ Năng Lượng Tái Tạo (REC): REC là công cụ giúp doanh nghiệp chứng nhận rằng lượng điện họ sử dụng đến từ nguồn năng lượng tái tạo. Việc mua bán REC không chỉ giúp thúc đẩy thị trường năng lượng xanh mà còn giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu bền vững một cách minh bạch và hiệu quả.
Việc tập trung vào khía cạnh môi trường càng được minh chứng rõ ràng hơn, khi ở doanh nghiệp toàn cầu như Apple, điện là phần lớn nhất trong dấu chân carbon của hãng. Vì lẽ đó, công ty đã kêu gọi các nhà cung cấp sử dụng điện sạch. Đến nay thì đã có 320 nhà cung cấp chiếm 95% chi phí sản xuất của Apple thực hiện việc chuyển đổi, giúp mang lại 16.5 GW năng lượng tái tạo cho chuỗi cung ứng Apple hiện nay, và giúp giảm 18.5 triệu tấn CO2 năm 2023.
Các số liệu của Apple trong phạm vi thực hành ESG về khía cạnh E (Nguồn hình: Apple)
Câu chuyện thực hiện khía cạnh Môi trường trên toàn cầu
Trên toàn cầu, nhiều doanh nghiệp đã và đang thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong khuôn khổ ESG như Unilever, một trong những tập đoàn tiêu dùng hàng đầu thế giới, đã cam kết cắt giảm một nửa lượng khí thải carbon trong chuỗi cung ứng của mình vào năm 2030 và đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2039. Để đạt được mục tiêu này, Unilever đã triển khai một loạt các biện pháp bảo vệ môi trường, bao gồm:
- Năng lượng tái tạo: Unilever chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo tại các cơ sở sản xuất của mình trên toàn cầu. Đến năm 2020, 100% điện năng sử dụng tại các cơ sở của Unilever trên toàn thế giới đã được cung cấp từ các nguồn tái tạo.
- Giảm thiểu nhựa: Công ty cam kết giảm sử dụng nhựa nguyên sinh và tăng cường tái chế, với mục tiêu tất cả các bao bì nhựa của họ sẽ có thể tái chế, tái sử dụng hoặc phân hủy hoàn toàn vào năm 2025.
- Bảo vệ nguồn nước: Unilever đang thực hiện các sáng kiến bảo vệ và tái tạo nguồn nước tại các khu vực khan hiếm nước, đồng thời phát triển các sản phẩm tiết kiệm nước.
Unilever luôn quan tâm đến khía cạnh E trong ESG (Nguồn hình: Internet)
Hoặc như Microsoft là một trong những công ty công nghệ tiên phong trong việc giảm thiểu tác động đến môi trường và hướng tới phát triển bền vững:
- Carbon âm: Microsoft cam kết trở thành công ty “carbon âm” vào năm 2030, tức là sẽ loại bỏ nhiều carbon hơn lượng carbon mà họ thải ra.
- Quỹ sáng kiến khí hậu: Công ty đã thành lập Quỹ Sáng kiến Khí hậu trị giá 1 tỷ USD để thúc đẩy các công nghệ và sáng kiến giảm phát thải carbon.
- Bảo vệ hệ sinh thái: Microsoft tham gia vào nhiều dự án bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái trên toàn cầu, bao gồm bảo vệ rừng và đại dương.
Những ví dụ trên cho thấy, việc tập trung vào yếu tố Môi trường trong ESG không chỉ giúp các doanh nghiệp trên toàn thế giới phát triển bền vững mà còn góp phần bảo vệ hành tinh cho các thế hệ tương lai. Các doanh nghiệp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động đến môi trường mà còn tạo ra giá trị lâu dài cho xã hội và nền kinh tế.
Câu chuyện tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tiêu biểu có thể kể đến Vinamilk, một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sữa, đã triển khai nhiều chiến lược bảo vệ môi trường, tập trung vào yếu tố Môi trường (E) trong ESG. Những nỗ lực này không chỉ giúp Vinamilk phát triển bền vững mà còn góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao uy tín thương hiệu.
Vinamilk đã thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tái tạo trong hoạt động sản xuất của mình. Đặc biệt, việc lắp đặt các hệ thống pin năng lượng mặt trời tại các trang trại và nhà máy đã cung cấp nguồn năng lượng sạch, đồng thời giảm chi phí vận hành. Hệ thống này đã giúp giảm đáng kể lượng khí thải CO2 ra môi trường. Cùng với đó, Vinamilk áp dụng các công nghệ hiện đại để tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất, bao gồm các hệ thống quản lý năng lượng tiên tiến và thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Như nhà máy NGK Vinamilk tại Bình Dương là dự án đã đạt trung hòa carbon lượng khí thải theo phạm vi phát thải 1 và 2 vào năm 2022. Trong đó, dự án điện mặt trời mái nhà tại nhà máy với công suất 1MWp do Vũ Phong Energy Group triển khai đã góp phần giảm phát thải.
Đồng thời, các cơ chế xanh hóa từ các thị trường quốc tế như Liên Minh Châu Âu và Mỹ cũng như chính sách của các tập đoàn lớn đang tạo ra những cơ hội và thách thức mới đối với các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam trong việc thực hiện khía cạnh môi trường (E) trong quản trị bền vững ESG. Ví dụ, Liên Minh Châu Âu đã áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về tiêu thụ năng lượng và khí thải cho các nhà cung cấp thông qua Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM), và Chỉ thị Báo cáo Phát triển Bền vững của Doanh nghiệp (CSRD) yêu cầu công bố đầy đủ các hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Hiện tại, Vũ Phong Energy Group và các công ty thành viên như VP Carbon đang đồng hành cùng các đối tác, doanh nghiệp trên hành trình hướng tới Net-Zero, thực hành ESG, với khía cạnh Môi trường là điểm trọng tâm thông qua các giải pháp như phát triển điện mặt trời, tư vấn hiệu quả năng lượng, đăng ký và giao dịch chứng chỉ năng lượng (I-REC). Để biết thêm chi tiết, xin mời Quý vị cùng liên hệ thông qua hotline: +84 9 1800 7171 hoặc hello@vuphong.com. |