Tiềm năng của thị trường Tín Chỉ Carbon tại thành phố Hồ Chí Minh

thi-truong-tin-chi-carbon-tai-thanh-pho-ho-chi-minh

Vừa qua, 22/04/2024, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HIDS) đã tổ chức tọa đàm khoa học chủ đề: “Phát triển thị trường tín chỉ carbon tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Sự kiện thu hút sự tham gia của các bên doanh nghiệp, các chuyên gia và các nhà khoa học.

Trong 3 giờ làm việc, hội đồng tư vấn triển khai “Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh” (Nghị quyết 98) cùng các chuyên gia đã có các phần tham luận và thảo luận cởi mở về các thuận lợi và thách thức khi xây dựng thị trường tín chỉ carbon.

TS. Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM cho biết, đến nay các bên liên quan đang rất tích cực nghiên cứu và triển khai chương trình này. Hai dự án đầu tiên là sử dụng đèn LED chiếu sáng và lắp đặt các hệ thống điện mặt trời trên mái nhà công sở, nhưng cũng gặp thách thức lớn.

TP.HCM cũng đang thúc đẩy tăng trưởng xanh, xây dựng khung chính sách và kế hoạch hành động trong đó có ít nhất 3 nội dung về thị trường tín chỉ carbon. TP.HCM cũng xác định xây dựng Cần Giờ xanh, trồng rừng, cải thiện môi trường đô thị, năng lượng tái tạo, mô hình làng xanh, kinh tế biển xanh.

Tiềm năng của thị trường Tín Chỉ CarbonTS. Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội Đồng tư vấn thực hiện Nghị quyết 98 phát biểu về nôi dụng buổi tọa đàm (Nguồn hình: HIDS)

Ông Phạm Đăng An, Giám đốc VP Carbon và Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group, cũng đã đóng góp ý kiến về các khía cạnh ưu tiên mà TP.HCM cần xác định rõ bao gồm: vai trò chính của thành phố trong thị trường carbon sẽ là nhà phát triển dự án, nhằm đảm bảo quy mô và tỷ lệ đóng góp vào NDC (Đóng góp do quốc gia tự quyết định). Bao gồm việc ưu tiên chuyển đổi năng lượng tái tạo để làm cơ sở cho việc triển khai giao thông xanh. Đồng thời, cần hợp tác với các bên để nâng cao nhận thực và năng lực của các bên liên quan. Từ đó, sẽ thu hút nguồn tài chính xanh trên các tổ chức toàn cầu.

Tiềm năng của thị trường Tín Chỉ CarbonÔng Phạm Đăng An – Giám đốc VP Carbon, Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group có những đóng góp tại sự kiện

Trong buổi trao đổi, các bên liên quan cũng nêu lên việc tìm kiếm nguồn vốn nhằm triển khai dự án tạo ra tín chỉ cũng đang rất thách thức và các khung pháp lý đang cần hoàn thiện. Các quy định để phát triển dự án và phát hành tín chỉ carbon hợp lệ trên toàn cầu đa phần dựa trên các tổ chức quốc tế. Nhận thức về thị trường carbon cũng chưa đồng bộ, có nhiều nội dung chưa được hiểu biết tường tận.

Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM là nghị quyết cho phép TP.HCM được thí điểm cơ chế tài chính để giảm phát thải khí nhà kính theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon. Theo Nghị quyết, tín chỉ carbon hình thành từ các chương trình, dự án theo các cơ chế trao đổi bù trừ tín chỉ carbon đầu tư từ nguồn vốn của ngân sách Thành phố được giao dịch với các nhà đầu tư trong nước, quốc tế. Ngân sách Thành phố hưởng 100% nguồn thu từ giao dịch tín chỉ carbon. Nguồn thu từ giao dịch tín chỉ carbon được sử dụng cho các chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn trên địa bàn Thành phố.

Nghị quyết gồm tổng cộng 12 điều, quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM về quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách nhà nước; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Thành phố; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của chính quyền Thành phố và thành phố Thủ Đức. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2023.

Vũ Phong Energy Group

Xem bài viết tiếng Anh